Mắt lé có di truyền không? Giải pháp nào khắc phục tình trạng mắt lé ?

Mắt lé có di truyền không? Giải pháp nào khắc phục tình trạng mắt lé ?

Mắt lé có di truyền không là vấn đề mà rất nhiều cha mẹ quan tâm. Có thể nói căn bệnh mắt lé hay mắt lé đã trở nên vô cùng phổ biến hiện nay. Tại Việt Nam có 2 - 3 triệu người bị mắt lé, chiếm 2 - 4% dân số cả nước. Đặc biệt tỉ lệ mắc bệnh này ở trẻ em khá cao và thường đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có di truyền. Sau đây, hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn tìm hiểu nguy cơ mắc chứng mắt lé do di truyền và một số biện pháp khắc phục.

1. Mắt lé có di truyền không?

Khi tiến hành các nghiên cứu dân số, các nhà khoa học đã nhận thấy những gia đình có các thành viên mắc bệnh mắt lé thì tỷ lệ con cái sinh ra bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này cũng cao hơn. Vì thế, khi bé sinh ra mà có dấu hiệu bị mắt lé, phụ huynh nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Ngoài yếu tố về mặt di truyền thì còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng mắt lé như:

  • Liệt cơ vận nhãn bẩm sinh hay mắc phải
  • Các bệnh về não: U não, não úng thủy, hội chứng Down, bại não
  • Bất thường khi sinh: Trẻ nhẹ cân, sinh non
  • Người mắc các tật về khúc xạ như viễn thị hay cận thị
  • Người bị chấn thương ở khu vực quanh mắt
  • Người bị các bệnh lý về mắt như: Sẹo giác mạc, sụp mí, đục thủy tinh thể
  • Bệnh nhân đã từng phẫu thuật điều trị các bệnh về mắt: glaucoma, độn đai củng mạc
  • Nhiễm trùng
  • Biến chứng sau khi bị sốt cao co giật

2. Giải pháp khắc phục tình trạng mắt lé

Như đã nói ở trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mắt lé, trong đó có nguyên nhân là từ di truyền. Tùy theo căn nguyên gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh tình mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, trong đó phổ biến nhất là:

  • Các bài tập cơ mắt: Những bài tập này thường áp dụng với các bệnh nhân bị mắt lé do suy giảm hội tụ, tức là mắt không có khả năng tự điều chỉnh khi quan sát gần.
  • Đeo lăng kính: Các loại kính này giúp sắp xếp lại các hình ảnh, từ đó giúp cho mắt chỉ nhìn thấy duy nhất một hình ảnh. Việc điều trị mắt lé bằng lăng kính thường chỉ có hiệu quả đối với chứng song thị cấp độ nhẹ.
  • Phẫu thuật mắt: Đây là cách điều trị mắt lé hiệu quả, phổ biến và mang đến nhiều cơ hội chữa khỏi vĩnh viễn căn bệnh này. Khi mổ mắt lé, bác sĩ có thể di chuyển các cơ mắt, thắt chặt hay nới lỏng chúng để tạo sự cân bằng cho mắt, từ đó giúp chúng phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Mắt lé có di truyền không”. Như vậy có thể thấy mắt lé không chỉ đơn thuần là vấn đề thẩm mỹ mà nó còn là triệu chứng cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy nếu nhận thấy con em mình bị lé mắt thì cha mẹ nên đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất.

Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn

  • Địa chỉ: 473 Cách Mạng Tháng Tám phường 13 quận 10,Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0966 23 1010
  • Email: contact.msgcmtt@matsaigon.com

  Website: dakhoamatsaigon.com

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN