Lác mắt và nhược thị đều là hai căn bệnh phổ biến về mắt khiến cho người bệnh bị suy giảm thị lực. Vì có phần giống nhau về biểu hiện nên không phải ai cũng phân biệt được đâu là mắt lác, đâu là mắt bị nhược thị. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về bệnh mắt lác
Mắt lác (mắt lé) là căn bệnh rất hay gặp kể cả trẻ em và người lớn. Vậy, căn bệnh này có biểu hiện gì, nguyên nhân phát bệnh và cách điều trị như thế nào?
1.1 Mắt lác là gì?
Bệnh lác mắt là tình trạng hai mắt không nhìn cùng 1 hướng vào vật thể từng lúc hay thường xuyên. Bệnh lác mắt nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị sẽ khiến thị lực kém và ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của khuôn mặt.
1.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra căn bệnh lác mắt khá nhiều và có thể do di truyền hoặc không. Một số trẻ em bị mắt lác từ khi sinh ra do di truyền từ ba mẹ. Nhưng vẫn có những người lớn bị lác mắt do những nguyên nhân khác như một số bệnh liên quan đến não, thần kinh, BỆNH TẠI MẮT...
1.3 Cách nhận biết
Để phát hiện ra căn bệnh lác mắt có thể dựa vào một số triệu chứng như sau:
- Để người bệnh đứng đối diện và nhìn thẳng vào mình. Nếu bạn thấy được hai mắt người đó không đối xứng với nhau thì chính là biểu hiện của bệnh lác mắt.
- Đưa một món đồ chơi cho trẻ nhỏ và quan sát thật kỹ xem khi trẻ nhìn món đồ chơi đó mắt có lệch sang một hay không. Nếu có chính là dấu hiệu của bệnh lác mắt.
1.4 Phương pháp điều trị
Khi phát hiện bị lác mắt cần phải đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Tốt nhất, nên định kỳ kiểm tra mắt từ 4 - 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện tình trạng mắt kém và có phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp bị lác nhẹ, bác sĩ có thể cho luyện tập các bài tập mắt lác. Hoặc để điều trị dứt điểm, phẫu thuật sẽ là phương án phù hợp nhất.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu qua về căn bệnh lác mắt. Tiếp theo đây sẽ là những phân tích và triệu chứng của căn bệnh nhược thị để tìm hiểu xem sự khác nhau giữa hai căn bệnh mắt lác và nhược thị.
2. Tìm hiểu về bệnh nhược thị
2.1 Bệnh nhược thị là gì?
Nhược thị là chứng giảm chức năng thị lực của một mắt do không sử dụng trong quá trình phát triển thị lực. Dù đã dùng kính áp tròng hay kính cận thì đều không thể chữa khỏi. Lúc này, não không thể nhận biết được hoàn toàn những hình ảnh mà bên mắt bị nhược thị truyền đến. Nhược thị thường chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi có thể ở cả hai mắt.
2.2. Biểu hiện của nhược thị
Những người mắc bệnh nhược thị thường có các biểu hiện: nhìn mờ 1 mắt hoặc 2 mắt, thường xuyên nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn và hay cảm thấy mỏi mắt. Tuy vậy, ở một số trẻ nhỏ bị nhược thị lại không được phát hiện sớm nếu không khám tầm soát. Đó cũng là lý do mà nhiều trẻ chỉ bị phát hiện bệnh nhược thị khi được thăm khám tại trường học.
Phụ huynh nên cho trẻ đi khám định kỳ, đặc biệt là ở những thời điểm quan trọng như: trước lứa tuổi mầm non, trước khi vào học mẫu giáo, trước khi vào lớp một,... để phát hiện sớm nếu bị nhược thị. Thông thường để xác định, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách đo thị lực và khám mắt.
Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, các kỹ thuật khác nhau có thể được sử dụng để đo thị lực. Nhược thị xảy ra ở một hoặc cả hai mắt sau khi điều chỉnh bằng kính, hoặc chênh lệch thị lực giữa hai mắt ≥ 2 dòng của bảng thị lực thì được đánh giá là nhược thị. Trường hợp không thể kiểm tra thị lực, bác sĩ sẽ dựa trên khả năng nhìn và theo dõi đồ vật của mắt hoặc soi bóng đồng tử kiểm tra các tật khúc xạ.
2.3 Nguyên nhân
Trong quá trình lớn lên của đứa trẻ, đường truyền dẫn thị giác từ mắt cho đến não cùng với vỏ não thị giác cũng phát triển theo. lúc này, não sẽ học cách phân tích các tín hiệu từ mắt được chuyển đến. quá trình này sẽ phát triển liên tục cho đến khi trẻ được 8 tuổi. Sau thời điểm này, đường dẫn truyền thị giác cùng với vùng thị giác của não cũng được hình thành đầy đủ và không thay đổi được.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nhược thị là do chức năng thị giác của não không được học một cách đầy đủ nên làm thị lực bị giảm sút. vì vậy, có thể hiểu bản chất của nhược thị là do đường dẫn truyền hay trung tâm thu nhận tại mắt và xử lý thông tin tại vỏ não bất thường
Ngoài ra, nhược thị còn xảy ra đối với các người bệnh bị mắc các bệnh như:
- Mắt lác
- Bất đồng khúc xạ như lệch khúc xạ, tật khúc xạ cao
2.4 Phương pháp điều trị
Để điều trị nhược thị có thể sử dụng một số phương pháp phổ biến sau đây:
Điều trị bệnh gốc
Ví dụ với những bệnh nhân bị cận thị hoặc viễn thị thì có thể điều chỉnh bằng cách mang kính. Riêng với những ai bị đục thủy tinh thể thì có thể cần phải phẫu thuật để điều trị.
Phương pháp che mắt
Đầu tiên lấy băng dán che mắt tốt hoặc dán mờ mắt kính (thường ít sử dụng phương pháp này do trẻ có thể nhìn lén qua khe hở giữa kính và mắt). Thời gian che mắt nhiều hay ít tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nhược thị của người bệnh. Bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn cách che mắt và thời gian phù hợp nhất.
Đối với trẻ nhỏ, trong quá trình che mắt, gia đình cần theo dõi tái khám thường xuyên dựa theo lịch hẹn tái khám của bác sĩ để đánh giá hiệu quả điều trị, cũng như chú ý kiểm tra cả mắt khỏe mạnh, tránh tình trạng nhược thị đảo ngược.
Phương pháp gia phạt
Đây là phương pháp sử dụng thuốc hoặc mắt kính để giúp 2 mắt đạt sự cân bằng không gian. Trong đó một mắt sẽ nhìn gần và một mắt sẽ nhìn xa để lấy lại khả năng thị giác cho hai mắt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hay mắt kính cần phải được thăm khám và làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Phương pháp kích thích sử dụng mắt nhược thị
Đây là phương pháp giúp kích thích sự hoạt động của mắt nhược thị bằng cách điều chỉnh tật khúc xạ. Bác sĩ sẽ cho người bệnh đeo kính đúng độ một cách thường xuyên. Ngoài ra, trẻ em có thể chơi các trò chơi về thị giác như: xâu hạt cườm, vẽ tranh, xếp hình, chơi cờ caro,...
3. Kết luận
Hai căn bệnh mắt lác và nhược thị là khác nhau nhưng đều dẫn đến tác hại là làm giảm thị lực của mắt. Và mắt lác là một trong những nguyên nhân gây ra nhược thị. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh.
Phát hiện sớm các nguyên nhân có thể gây mắt lác hoặc nhược thị và điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi càng tốt. Bạn có thể tìm đến một trong những địa chỉ đáng tin cậy tại TPHCM đó là Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám và điều trị trực tiếp bởi BS NT Lê Thục Nhi - hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, đã triển khai hơn 5.000 ca phẫu thuật mắt lác với tỷ lệ thành công lên đến 80%. Liên hệ với bệnh viện qua thông tin bên dưới để được tư vấn nhé.
- Địa chỉ: 473 Cách Mạng Tháng Tám, P. 13, Q.10, Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0966 23 1010
- Email: contact.msgcmtt@matsaigon.com
- Website: dakhoamatsaigon.com