Mắt lác ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Mắt lác xuất hiện ở khoảng 3% trẻ em. Nếu không được điều trị, khoảng 50% trẻ bị mắt lác có thể mất thị lực một phần do nhược thị. Cách chữa mắt lác ở trẻ em hiện nay có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Từ đó mở ra hy vọng mới cho các bậc phụ huynh có con em không may mắc phải căn bệnh này.
Vậy bệnh mắt lác ở trẻ em có nguyên nhân do đâu, những dấu hiệu nhận biết căn bệnh này thế nào và phương pháp điều trị ra sao… Tất cả sẽ được Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn giải đáp trong bài viết này.
1. Tìm hiểu chung về tật mắt lác ở trẻ em
Mắt lác (hay còn gọi là mắt lé) là tình trạng mà hai mắt không thể cân bằng và nhìn theo những hướng khác nhau. Bệnh lý này thường gặp ở trẻ nhỏ, một số trẻ vừa mới chào đời cũng có thể bị lác mắt bẩm sinh.
Nếu trẻ em bị lác mắt, một hoặc cả hai mắt sẽ nhìn theo hướng lệch ra ngoài hoặc lệch vào trong. Như vậy sẽ có hai dạng lác đó là lác ngoài và lác trong với những đặc điểm như sau:
- Lác trong: Mắt của trẻ sẽ nhìn lệch vào bên trong, xảy ra phổ biến đối với trẻ sơ sinh. Khi đó trẻ sẽ không thể quan sát bằng cả hai mắt cùng lúc. Ngoài ra còn có lác trong do điều tiết, thường gặp ở trẻ từ 2 tuổi trở lên. Khi mắc loại lác này thì hai mắt của trẻ sẽ nhìn vào trong khi trẻ cố gắng tập trung nhìn vào một vật nào đó ở gần hoặc ở xa.
- Lác ngoài: Dạng lác này thường biểu hiện khi trẻ cố gắng nhìn vật thể nằm cách xa. Lác ngoài có thể chỉ xảy ra từng lúc, nhất là khi trẻ mệt mỏi hoặc mới ngủ dậy, đang ốm.
2. Nguyên nhân mắt bé bị lé (lác)
Mắt lác ở trẻ em có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau đây:
- Bẩm sinh: Trẻ mới sinh ra đã bị mắt lé hoặc biểu hiện mắt lé trong vòng 6 tháng đầu đời.
- Lác do các tật khúc xạ: Trẻ nhỏ bị cận thị làm rối loạn điều tiết quy tụ, từ đó gây ra tình trạng mắt lác.
- Trẻ sinh non, nhẹ cân
- Trẻ mắc các bệnh về não bộ như u não, não úng thủy, hội chứng Down, bại não…
- Tổn thương thủy tinh thể, chấn thương mắt…
- Yếu tố di truyền
- Tổn thương dây thần kinh sọ não 3, 4 và 6
- Vùng cơ nhãn cầu có biểu hiện bất thường
- Vị trí giải phẫu xuất hiện bất thường: Dị dạng hốc mắt, cơ yếu…
3. Các xác định mắt bé có bị lé hay không
Có một số dấu hiệu nhận biết mắt bé bị lé như sau:
- Trẻ thường xuyên liếc mắt, nheo mắt để nhìn rõ các vật nằm ngay phía trước
- Khi nhìn vào mắt bé ở góc chính diện sẽ thấy hai mắt bé không đối xứng khi nhìn bạn
- Khi bé chơi đồ chơi và quan sát kĩ món đồ chơi đó một cách chăm chú thì mắt bé bị lệch sang một bên
- Dùng tay che một bên mắt của trẻ và thực hiện tương tự với mắt còn lại, khi bỏ ra tay bạn hãy xem cách con ngươi của bé di chuyển có bất thường không
- Đặt một vật thể cách trẻ khoảng 6m và kiểm tra xem bé có nhìn rõ không, nếu không thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến thăm khám tại bệnh viện
- Chỉ cho bé cách xếp hai chiếc bút chì thẳng hàng dọc, trẻ bị lé mắt sẽ gặp khó khăn khi thực hiện việc này
4. Các phương pháp điều trị mắt lác ở trẻ em
Dưới đây là một số cách điều trị mắt lé ở trẻ em, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của các y bác sĩ trước khi áp dụng.
4.1 Chỉnh kính
Khi chỉnh kính, hình ảnh mà bé nhìn được sẽ rõ ràng hơn, từ đó tạo điều kiện để hai mắt cùng phối hợp làm việc.
- Chỉnh kính ở trẻ viễn thị:Thường thì trẻ lác trong sẽ phải chỉnh kính đối với cả viễn thị 2D và bệnh lé mắt. Tuy nhiên cách chỉnh kính sẽ dựa trên độ tuổi và tình trạng lé của bé.
- Chỉnh kính ở trẻ loạn thị: Trẻ bị lé mắt và loạn thị cần chỉnh kính từ 1D trở lên.
4.2 Che mắt
Cha mẹ có thể che mắt cho trẻ bằng vải sẫm màu, sử dụng miếng dán lên mắt lành của trẻ. Có 2 phương pháp che mắt chỉnh mắt lé cho bé đó là:
- Che mắt tốt: áp dụng trong nhiều tuần liên tục đối với trẻ bị nhược thị kèm định thị trung tâm. Sau đó bắt đầu tập chỉnh thị cho trẻ.
- Che mắt từng lúc: che mắt cho trẻ mỗi ngày khoảng 1 tiếng đồng hồ và kết hợp cho trẻ tập các bài tập chỉnh mắt lác.
4.3 Luyện các bài tập
Những trẻ lớn tuổi và có ý thức về hành vi thì cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện bài tập luyện mắt. Chỉ cần dành ra 15 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng mắt lé. Ví dụ như bài tập Brock String dưới đây:
Cần chuẩn bị: bộ dụng cụ bài tập Brock String (bao gồm 1 sợi dây dài và các hạt gắn có nhiều màu sắc)
Cách thực hiện như sau:
- Gắn một đầu của sợi dây vào tay nắm cửa. Một đầu dây kia để ngay mũi
- Lồng 1 hạt màu để ở gần đầu dây gần tay nắm cửa hơn. Đây là hạt cố định xa.
- Đặt 1 hạt màu cố định ở giữa cách bạn khoảng 60cm - 150cm
- Đặt 1 hạt màu khác cố định gần cách mũi của bạn khoảng 15cm.
- Đứng ngay trước tay nắm cửa đối diện với nó. Quấn vòng dây quanh ngón trỏ của bạn và giữ sợi dây trắng dưới mũi, đảm bảo sợi dây được kéo căng.
- Bắt đầu nhìn vào hạt màu ở gần bạn nhất, sau đó di chuyển mắt đến hạt ở giữa. Lúc này bạn sẽ có cảm giác đang có một dây khác lồng vào, tạo thành hình chữ X.
- Chuyển mắt sang hạt tiếp theo và chú ý xem chữ “X” hiện đang xuyên qua hạt mà bạn đang xem như thế nào.
- Tiếp tục nhìn vào các hạt khác nhau và nhìn thấy chữ “X.”
4.4 Sử dụng thuốc nhỏ mắt
Có một số loại thuốc nhỏ mắt cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị mắt lác ở trẻ em. Những loại thuốc này tạo điều kiện để mắt lác làm phối hợp cùng nhau và hoạt động linh hoạt hơn. Tuy nhiên cha mẹ không nên tự ý mua thuốc mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng đúng theo liều lượng được chỉ định.
4.5 Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉnh trục nhãn cầu để chữa mắt lé cho bé sẽ được chỉ định bởi các bác sĩ tùy vào độ tuổi và mức độ lác nặng hay nhẹ. Trẻ cần làm các xét nghiệm tiền mê, kết quả trong giới hạn bình thường sẽ đặt lịch phẫu thuật. Khi phẫu thuật, trẻ được gây mê toàn thân. Một buổi phẫu thuật sẽ diễn ra trong 30 phút đến 1 tiếng, sau khi mổ xong sẽ cần ở lại bệnh viện để theo dõi đến khi trẻ tỉnh táo, tiếp xúc bình thường trở lại. Sau khoảng 2 ngày, bé có thể đi học, vui chơi lại bình thường.
>>>>> Xem thêm: Giải đáp các thắc mắc thường gặp về phẫu thuật mắt lác
5. Có nên cho trẻ em đi phẫu thuật mắt lác?
Tại Việt Nam, bác sĩ có thể chỉ định mổ lác cho trẻ sớm nhất là 18 - 22 tháng tuổi, thường là từ 2 tuổi trở lên khi cơ thể trẻ đủ sức khỏe để chịu được gây mê toàn thân. Phẫu thuật lác có thể gặp một số dấu hiệu như sưng phù kết mạc, đỏ mắt… nhưng không để lại di chứng. Nếu trẻ bị lé mắt không ảnh hưởng đến chức năng thị giác chỉ đơn thuần vấn đề thẩm mỹ, theo dõi định kỳ không thấy bệnh tình tiến triển thì đợi đến khi trẻ lớn hơn 12 tuổi có thể tiến hành phẫu thuật.
Việc mổ lác cần được thực hiện vào thời điểm thích hợp. Ví dụ như nếu trẻ bị lé mắt bẩm sinh mà đến khi trưởng thành mới phẫu thuật thì không thể phục hồi chức năng thị giác 2 mắt. Tốt nhất là cha mẹ nên kiểm tra, phát hiện và điều trị cho trẻ trong độ tuổi từ 1 - 6 tuổi. Nếu được điều trị trước 3 - 4 tuổi thì tỉ lệ thành công là 92%, từ 6 - 8 tuổi là 62% và nếu trên 10 tuổi thì giảm còn 18%.
6. Cách chăm sóc bé bị mắt lé tại nhà
Trẻ bị lé mắt nên được chăm sóc theo chế độ sau đây:
6.1 Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Cha mẹ nên cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các thực phẩm nhiều vitamin A như cà rốt, đu đủ, cá chép, trứng, sữa… Bên cạnh đó còn có nhiều loại trái cây vị chua giúp hỗ trợ cải thiện thị lực như dâu tây, bưởi, chanh…
6.2 Thời gian sinh hoạt khoa học
Nên hạn chế cho bé sử dụng các thiết bị điện tử. Đặc biệt, nếu trẻ bị lé mắt thì chỉ nên tiếp xúc với máy tính, di động… trong khoảng 30 phút. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên vận động trẻ tích cực vui chơi ngoài trời để vừa nâng cao thị lực, vừa cải thiện sức đề kháng.
6.3 Kiểm tra mắt định kỳ
Cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám tình trạng mắt lác định từ từ 6 - 12 tháng/lần. Điều này sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng phát hiện và kịp thời chữa trị nếu mắt bé bị biến chứng.
6.4 Đồng hành khắc phục tâm lý tự ti
Trẻ bị lác mắt sẽ có cảm giác tự ti, ngại giao tiếp. Vì vậy, cha mẹ cần đồng cảm và luôn bên cạnh động viên con:
- Tôn trọng, tin tưởng con
- Tuyệt đối không phán xét hay so sánh trẻ nhỏ
- Quan sát hành vi của trẻ nhỏ để kịp thời trợ giúp trẻ
- Thường xuyên tâm sự để hiểu được cảm xúc, suy nghĩ của con
- Luôn cho phép con bộc lộ quan điểm cá nhân một cách thoải mái nhất
- Khích lệ con đứng lên sau vấp ngã
- Dạy con cách giao tiếp và trau dồi những kỹ năng mềm
- Giúp con hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Có khá nhiều cách chữa mắt lác ở trẻ em mà cha mẹ có thể áp dụng. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại phù hợp với tình trạng bệnh khác nhau. Phụ huynh nên đưa con em đến Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn để BSNT Lê Thục Nhi thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Bác sĩ đã có hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị bệnh mắt lé ở trẻ em và người lớn, đã tiến hành phẫu thuật trên 5.000 ca với tỷ lệ thành công lên hơn 80%. Để được hỗ trợ nhanh chóng, vui lòng liên hệ đến hotline bên dưới và đặt lịch khám.
Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn
- Địa chỉ: 473 Cách Mạng Tháng Tám phường 13 quận 10,Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0966 23 1010
- Email: contact.msgcmtt@matsaigon.com
● Website: dakhoamatsaigon.com