Chứng mắt lác ở trẻ sơ sinh | Bệnh viện Đa Khoa Mắt Sài Gòn

Chứng mắt lác ở trẻ sơ sinh | Bệnh viện Đa Khoa Mắt Sài Gòn

Chứng mắt lác ở trẻ sơ sinh | Bệnh viện Đa Khoa Mắt Sài Gòn

Tình trạng trẻ sơ sinh bị lác mắt vẫn thường hay xuất hiện. Trẻ sơ sinh có thể bị lác cả hai mắt hoặc chỉ một tùy từng trường hợp. Cũng có trường hợp tình trạng trẻ sơ sinh bị lé và có dấu hiệu cải thiện dần khi bé phát triển đến 4 và 6 tháng tuổi.

Tuy nhiên, cũng có những bé bị lác mắt kéo dài và người ta hay gọi là lác bẩm sinh. Đây là trường hợp cơ mắt hoạt động một cách không chính xác và cần phải được thăm khám, điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa. Hãy cùng Bệnh viện Đa Khoa Mắt Sài Gòn tìm hiểu chi tiết tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị lé thông qua bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị lác mắt (lé)

Để nhận biết tình trạng mắt trẻ sơ sinh có bị lé hay không, bố mẹ có thể kiểm tra xem hai mắt của bé có nhìn theo hai hướng khác nhau hay không. Thông thường, trẻ sơ sinh bị lác mắt sẽ xuất hiện 4 trường hợp sau đây:

  • LÉ trong: Lúc này một hay hai mắt của bé sẽ nhìn quay vào trong về phía mũi. Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị tình trạng này chiếm từ 2% đến 4%.
  • LÉ ngoài: Một hay hai mắt của bé nhìn theo hướng quay ra phía tai. Tỷ lệ trẻ bị tình trạng này chiếm từ 1% đến 1.5%.
  • LÉ ĐỨNG TRÊN: Đây là trường hợp hai mắt bị lệch, trong đó một bên cao một cách bất thường so với một bên mắt còn lại. Thông thường, khoảng 400 trẻ sơ sinh sẽ có 1 bé gặp tình trạng này.
  • LÉ ĐỨNG DƯỚI: Trường hợp này một mắt thẳng và mắt lác bất thường sẽ lệch xuống thấp hơn so với con mắt còn lại.

Ngoài ra, có một số dấu hiệu khác giúp bố mẹ phát hiện sớm tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị lác, đó là: Bé hay chớp và nheo mắt, đặc biệt là khi gặp ánh sáng chói hay bé liên tục quay mặt và nghiêng đầu nhìn chăm chú một vật gì đó.

2. Vì sao trẻ sơ sinh bị lác mắt?

Những nguyên nhân chính khiến mắt trẻ sơ sinh bị lác chính là:

  • Do hiện tượng mất cân bằng giữa hai mắt, sự phối hợp và hoạt động của hai mắt bị lỗi DO NÃO BỘ nên xuất hiện tình trạng mắt lác.
  • Bé bị các tật về mắt, như là: cận, viễn, loạn thị (Trong đó: cận thị là lác ngoài còn viễn thị chính là gây lác bên trong).
  • Do sự bất thường trong các cơ ngoại nhãn.
  • Bé bị tổn thương dây thần kinh hoặc tổn thương não.
  • Mắt của bé bị nhiễm khuẩn, chấn thương, sụp mí hoặc đục thủy tinh thể.
  • Di truyền từ bố hoặc mẹ.

Ngoài ra, mắt trẻ sơ sinh như bị lé có thể do mắc một số bệnh lý, như là: chấn thương não, gãy vách quỹ đạo, hội chứng Duane, hội chứng Moebius, bệnh mắt tuyến giáp hay tổn thương thần kinh.

3. Khi nào trẻ sơ sinh bị lé cần thăm khám bác sĩ?

Khi phát hiện bé có các biểu hiện sau, cần phải lập tức đưa trẻ đi khám bác sĩ:

  • Bé nhìn lệch, nhìn nghiêng và hay quay đầu nếu muốn nhìn rõ đồ vật ở bên cạnh.
  • Mắt của bé không có phản ứng khi gặp ánh sáng hoặc không thể tập trung vào một món đồ chơi cố định.

4. Các phương pháp điều trị mắt lác ở trẻ sơ sinh

Trong trường hợp bác sĩ xác định rằng mắt của bé bị lé thì cần phải áp dụng một số phương pháp điều trị như sau:

  • Sử dụng kính đeo mắt để điều chỉnh các tật khúc xạ trẻ có thể mắc phải, giúp cải thiện thị lực cho trẻ nhìn rõ kiểm soát tốt tình trạng lé. 
  • Sử dụng miếng che mắt (đối với mắt tốt hơn). như vậy, bé bắt buộc phải sử dụng mắt yếu hơn để nhìn và quan sát. nhờ đó, mắt bé sẽ được tăng cường hoạt động để điều chỉnh dần thị lực được tốt hơn.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt (PHƯƠNG PHÁP GIA PHẠT). Phương pháp này cũng tương tự như sử dụng miếng che mắt vì sẽ làm mờ tầm nhìn ở mắt tốt. Như vậy, bé BẮT BUỘC phải sử dụng mắt yếu hơn và điều chỉnh thị lực dần.
  • Phẫu thuật: Bé sẽ được gây mê và tiến hành phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ làm mạnh hay yếu các cơ vận nhãn bằng chỉ khâu. Sau đó bé sẽ cần vài ngày để phục hồi hậu phẫu. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể gợi ý một số trò chơi để luyện tập cho mắt như xếp hình, xâu chuỗi hạt sẽ hỗ trợ, giúp bé tăng việc phối hợp tập trung cho 2 mắt.

1 Hình bé sơ sinh đang được thăm khám bởi bác sĩ 

Lưu ý: Lựa chọn phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh bị mắt lác sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bé và phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Đối với phương pháp phẫu thuật sẽ chỉ tiến hành khi bé 2 tuổi trở lên.

Nhìn chung, nếu phát hiện mắt trẻ sơ sinh như bị lé qua một số biểu hiện đã trình bày trong bài viết trên, bố mẹ cần đưa con đi khám mắt tại các cơ sở chuyên khoa uy tín như Bệnh viện Đa Khoa Mắt Sài Gòn. Chúng tôi là bệnh viện trực thuộc hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn với 10 phòng khám được trang bị cơ sở vật chất tiên tiến. Đã triển khai hơn 5000 ca phẫu thuật mắt lác thành công cho cả trẻ em và người lớn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 473 Cách Mạng Tháng Tám, P. 13, Q.10, Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0966 23 1010
  • Email: contact.msgcmtt@matsaigon.com
  • Website: dakhoamatsaigon.com

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN