1. Bị mắt lác bẩm sinh có chữa được không?
Bệnh mắt lác (hay còn gọi là mắt lé) bẩm sinh là tình trạng hai mắt của bé từ khi sinh ra đã không thể nhìn thẳng hàng và không cùng nhìn về một hướng. Lúc này, một mắt của bé có thể nhìn thẳng phía trước còn mắt kia có thể nhìn vào bên trong, ra ngoài, lên hoặc xuống.
Bệnh mắt lác bẩm sinh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có trường hợp là do di truyền, cũng có thể là do cấu tạo bất thường bẩm sinh của hệ vận động nhãn cầu. Một số bé bị mắt lác còn đến từ nguyên nhân do tổn thương thần kinh hoặc bị các căn bệnh về não.
Thắc mắc của rất nhiều gia đình là bệnh mắt lác bẩm sinh có chữa được không? Trên thực tế, một số trường hợp vẫn được chữa khỏi. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, tình trạng bệnh và phương pháp điều trị. Theo nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ bị lác mắt được chữa khỏi dưới 4 tuổi đạt đến 92%, trong khi đó, từ 6 đến 8 tuổi thì tỷ lệ chữa khỏi chỉ là 62% và tỷ lệ này còn giảm dần khi lớn lên.
2. Các phương pháp điều trị mắt lác bẩm sinh
Tình trạng bệnh mắt lác bẩm sinh xuất hiện khá nhiều hiện nay. Một số trẻ sau khi lớn lên tầm 4 - 6 tháng sẽ tự khỏi và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu trong khoảng 4 tháng mà tình trạng lác mắt vẫn không được cải thiện, thì cần phải thăm khám và sử dụng một số biện pháp điều trị cụ thể để không ảnh hưởng đến thị lực và thẩm mỹ của trẻ sau này.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh mắt lác bẩm sinh. Một số phương pháp thường được áp dụng đó là: chỉnh kính phù hợp, sử dụng thuốc, điều trị nhược thị,... hoặc có thể phẫu thuật. Thông thường, những trẻ bị lác mắt do dây thần kinh hay cơ mắt bất thường thì cần phẫu thuật mới có thể khắc phục được tình trạng bệnh.
3. Phẫu thuật mắt lác - Phương pháp điều trị lác bẩm sinh hiệu quả nhất hiện nay
Sử dụng phương pháp phẫu thuật với trường hợp bệnh mắt lác bẩm sinh cần phải được thăm khám bởi các chuyên gia, đánh giá tình trạng một cách chính xác về mọi thông tin của người bệnh.
Các thông tin cần xác định bao gồm: Chức năng của cơ mắt, hình thái lác, khả năng quy tụ, độ lác, độ rộng hẹp của khe mi,... Để có được những thông tin này, bác sĩ cần khám lâm sàng và có thể sử dụng một số máy đo, thăm dò chức năng. với những bệnh nhân đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe và có độ tuổi phù hợp mới được bác sĩ chỉ định cho phép phẫu thuật.
Các bước phẫu thuật chữa mắt lác bẩm sinh được thực hiện như sau:
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê hoặc gây tê cho bệnh nhân. Với trẻ em thông thường sẽ gây mê toàn thân, còn đối với người lớn thì chỉ cần gây tê cục bộ.
Bước thứ hai, bác sĩ sẽ thực hiện can thiệp. Lúc này bác sĩ sẽ mở mí mắt, giữ mắt bằng vành mi. Tiếp theo, sẽ tạo ra một đường mổ nhỏ ở trên kết mạc để có thể can thiệp cơ mắt.
Bước thứ ba, bác sĩ có nhiều kỹ thuật để can thiệp và điều chỉnh cơ mắt như làm yếu (lùi cơ) hoặc tăng cường (rút cơ). Cuối cùng dùng chỉ tự tiêu để khâu lại vết mổ.
Nhìn chung, mắt lác bẩm sinh là một căn bệnh thường gặp và có thể điều trị khỏi. Phương pháp điều trị sẽ được xác định tùy thuộc nguyên nhân, ộ tuổi, sức khỏe và tình trạng nặng hay nhẹ của mỗi bệnh nhân. Nếu gia đình bạn đang cần tìm một cơ sở thăm khám và chữa bệnh lác mắt uy tín, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn qua các thông tin sau:
- Địa chỉ: 473 Cách Mạng Tháng Tám, P. 13, Q.10, Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0966 23 1010
- Email: contact.msgcmtt@matsaigon.com
- Website: dakhoamatsaigon.com