Khi xuất hiện các triệu chứng thường xuyên có dử và hay chảy nước mắt, có thể con bạn đã bị quặm mi bẩm sinh, cần phải đi khám và chẩn đoán bệnh kịp thời.
Quặm mi bẩm sinh là gì?
Quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông mi cọ xát vào giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị.
Do hàng lông mi cọ xát vào giác mạc làm trẻ khó chịu luôn luôn dụi mắt. Mắt kích thích gây chảy nước mắt, đỏ mắt, có thể có dử, nếu kéo dài có thể gây viêm kết mạc. Nếu không được điều trị, lông mi làm tổn thương giác mạc, gây chợt giác mạc.
Tỷ lệ quặm mi dưới bẩm sinh IE khoảng 2%. Khi bị quặm trẻ khó chịu hay dụi mắt gây viêm kết mạc, trợt biểu mô và có thể gây viêm loét giác mạc dễ gây sẹo, giảm thị lực. Hiện nay điều trị quặm chủ yếu vẫn là phẫu thuật.
Xem thêm: Quặm mi ở trẻ em và người lớn
Triệu chứng nhận biết bệnh quặm mi bẩm sinh
Bệnh quặm mi bẩm sinh hay gặp ở những trẻ có khuôn mặt bụ bẫm, gốc mũi thấp, tẹt. Do hàng lông mi cọ sát vào giác mạc làm trẻ khó chịu luôn luôn dụi mắt. Mắt kích thích gây chảy nước mắt, đỏ mắt, có thể có dử, nếu kéo dài có thể gây viêm kết mạc. nếu không được điều trị, lông mi làm tổn thương giác mạc, gây trợt giác mạc. nếu bệnh tiến triển nặng và kéo dài có thể gây viêm loét giác mạc để lại sẹo làm giảm thị lực.
Hiện tượng quặm mi bẩm sinh bên cạnh dấu hiệu dễ nhận biết là đỏ mắt, khi thăm khám trẻ thường không phối hợp, quấy khóc nhiều, mắt nhắm thì có thể chẩn đoán nhầm với quặm bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thăm khám kỹ kết hợp với bơm rửa lệ đạo có thể giúp chẩn đoán phân biệt dễ dàng với quặm bẩm sinh.
Cần phân biệt quặm bẩm sinh với tật hai hàng lông mi, đó là tình trạng xuất hiện một hàng lông mi thứ hai ngay phía sau hàng lông mi thứ nhất bình thường. Dị tật này có thể xuất hiện đơn độc hoặc đi kèm với những bất thường bẩm sinh khác.
Mức độ quặm mi
– Mức độ I: Quặm chiếm ¼ chiều dài bờ mi.
– Mức độ II: Quặm chiếm 1/3 chiều dài bờ mi.
– Mức độ III: Quặm chiếm ½ chiều dài bờ mi.
– Mức độ IV: Quặm chiếm 2/3 chiều dài bờ mi đến cả mi.
Mức độ quặm: Tính bằng da mi thừa
– Độ I: Thừa khoảng ≤ 2mm da mi.
– Độ II: Thừa khoảng 3mm da mi.
– Độ III: Thừa khoảng ≥ 3mm da mi.
Điều trị bệnh quặm mi bẩm sinh
Với những trường hợp quặm bẩm sinh có thể được cải thiện trong quá trình phát triển của trẻ. Do vậy, khi mới sinh ra, trẻ bị quặm bẩm sinh không cần phải điều trị ngay, thông thường chỉ cần theo dõi bệnh. Khi quặm gây ra các biến chứng chảy nước mắt, lông mi cọ vào giác mạc gây tổn thương giác mạc, trẻ bị chói, chảy nước mắt, ra ngoài nắng thấy khó chịu… mới cần phải can thiệp sớm
Với những trẻ dưới 1 tuổi, khi lông mi chưa đủ cứng để gây tổn hại giác mạc thì có thể tra thuốc (dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch kháng sinh như tobrex) và hướng dẫn cho bố mẹ trẻ cách vuốt bờ mi nhằm mục đích làm cho bờ mi bật ra ngoài, lông mi không cọ vào giác mạc tránh tổn hại giác mạc. Nếu bệnh không tự mất đi thì có thể phẫu thuật khi trẻ lớn hơn.
Các thuốc sử dụng cho mắt cần sử dụng khi thực sự cần thiết và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Các bậc phụ huynh không nên dùng thuốc tùy tiện để nhỏ mắt cho trẻ. Có nhiều bệnh nhân tới bệnh viện đã bị mù do không sử dụng thuốc đúng cách, đặc biệt là dùng quá liều thuốc hay quá ngày quy định so với đơn thuốc của bác sĩ.
Phẫu thuật điều trị quặm mi bẩm sinh được thực hiện tại các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên về nhãn khoa là phẫu thuật tương đối đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, không để lai sẹo gây mất thẩm mỹ. Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như hay dụi mắt, chảy nước mắt cần đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa để được khám và điều trị.
BS Nguyễn Thị Phương
Tài liệu tham khảo
https://www.summitmedicalgroup.com/library/pediatric_health/oph_ectropion/